Xây lâu đài-dinh thự trọn gói

Khi cuộc sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng nâng cao, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thiết kế và xây dựng các công trình lâu đài, dinh thự cũng dần phổ biến hơn mang đến những công trình không chỉ đơn giản là không gian sống mà còn là những tác phẩm kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật làm đẹp cho đời. Là một trong những đơn vị thiết kế, thi công hàng đầu miền Bắc, công ty Nhà đẹp Hà Nội luôn cập nhật những xu hướng kiến trúc mới, độc đáo, tầm vóc để có thể tạo nên những công trình nhà ở, những mẫu lâu đài – dinh thự hoàn hảo nhất, ấn tượng nhất.

Những mẫu lâu đài cổ điển kiểu Pháp được thiết kế vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo, trang trí lộng lẫy, kiêu sa từng chi tiết, đồng thời diện tích sử dụng lớn nên những công trình này cần có chi phí đầu tư xây dựng rất lớn. Tuy nhiên hiện nay chúng ta có thể bắt gặp khá nhiều công trình lâu đài cổ điển đồ sộ thể hiện tầm cỡ, vị thế của chủ nhân sở hữu nó.

 

Lâu đài là gì? Dinh thự là gì?

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “lâu đài hay còn gọi là thành trì hoặc tòa thành. Đây là một loại hình công trình kiến trúc có kết cấu vô cùng kiên cố được xây dựng ở Trung Đông và Châu Âu trong thời kì Trung cổ nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt của giới vương quyền, quý tộc”.

Ngày nay, kế thừa và phát huy những tinh hoa của trường phái kiến trúc lâu đài kiểu Pháp hay kiến trúc lâu đài cổ châu Âu, đội ngũ kiến trúc sư của Việt Nam đã liên tục cho ra đời những công trình biệt thự kiểu lâu đài nhiều tầng vô cùng tráng lệ. Mặc dù diện tích xây dựng, kinh phí xây dựng và độ “chịu chơi” không thể bằng các công trình kiến trúc lâu đài cổ châu Âu xưa tuy nhiên các mẫu lâu đài đẹp hiện nay vẫn đảm bảo khối kiến trúc bề thế, đồ sộ thể hiện tính thẩm mỹ cao và khác biệt hoàn toàn so với những ngôi nhà cùng khu vực, chúng giống như những công trình thu nhỏ và có thể được gọi với cái tên: Biệt thự kiểu lâu đài.

Có thể thấy các công trình kiến trúc lâu đài hiện nay được thiết kế dựa trên nhu cầu và xu hướng xây dựng kiến trúc của khách hàng, do đó kiến trúc ngoại thất cũng như mặt bằng công năng cơ bản đều được thay đổi sao cho phù hợp với phong cách sống của người Việt trong cuộc sống hiện đại của thế kì 21.

Tương tự, Dinh thự tiếng Anh gọi là Mansion, là công trình nhà ở riêng lẻ có quy mô lớn đến rất lớn. Dinh thự được xây dựng trên khuôn viên có diện tích rộng, tầm nhìn thoáng, quy mô công trình tích hợp nhiều tiện ích cao cấp như hồ bơi, sân vườn cảnh, hầm rượu, buffet ngoài trời,…

Dinh thự được xem là không gian sống xa hoa của tầng lớp cai trị, quý tộc thượng đẳng thế kỷ XV tại Châu Âu.

Bên cạnh công năng để sinh sống và ở của các đại gia đình, dinh thự còn là nơi trú ngụ khá an toàn của họ. Bởi vì nơi đây thường có cận vệ, giai nhân, lính canh sinh sống xung quanh không gian sống của chủ nhân với mục đích phục vụ, bảo vệ cho sự an toàn cho gia đình của gia chủ.

Ngoài ra, dinh thự giống như một xã hội thu nhỏ của lãnh chúa, quan lại,… và là nơi giới thượng lưu viếng thăm, dự yến tiệc, trao đổi công việc,…

Trải qua những thời kỳ lịch sử, các loại hình nhà ở đều có những sự thay đổi rõ rệt, dinh thự cũng không ngoại lệ. Nó cũng có những thay đổi nhất định trong cách thiết kế cũng như công năng: diện tích xây dựng nhỏ hơn, giảm bớt người phục vụ,… Nhưng vẫn giữ nguyên những giá trị ban đầu:

  • Khẳng định địa vị của chủ nhân trong xã hội
  • Không gian sống vương giả mang giá trị tinh thần, khẳng định phong cách sống của gia chủ
  • Những công năng đặc thù dành riêng cho dinh thự như phòng khách sang trọng, rộng rãi, phòng tiệc trong nhà và ngoài trời, hầm rượu, phòng làm việc, hệ thống sân vườn…

Những đặc trưng của kiến trúc lâu đài – dinh thự

Với sự thay đổi chức năng ở hai thời đại khác nhau, các mẫu lâu đài hiện nay ưu tiên những chi tiết trạm khắc công phu, tinh tế, những nét vẻ mềm mại hướng đến thiên nhiên bằng những họa tiết cỏ cây hoa lá chim muông, linh vật, sử dụng mái marsand, mái vòm…và quan trọng hơn cả trong kiến trúc lâu đài cổ điển chính là thức cột. Chúng ta có thể nhận diện bằng những thông tin sau đây về thức cột:

Sự ra đời của những thức cột này có một ảnh hưởng rất lớn, không chỉ ở Hy Lạp cổ đại và La Mã, nhưng cũng trong kiến ​​trúc sau này trên toàn châu Âu, Mỹ và xa hơn nữa.

Các thức cột có thể dễ dàng nhận thấy nhất bởi các chi tiết trên cột, đặc biệt là ở trên đầu của mỗi cột. Có ba thức cột Hy Lạp Doric với kiểu dáng khá đơn giản, thức cột Ionic, với chi tiết cuộn trên đầu cột (volutes) và Corinthian, với đầu cột được trang trí bằng các họa tiết hình lá cây địa trung hải.

Sau này người La Mã đã phát minh thêm những thức cột khác là thức cột Tuscan, thức cột Composite với nhiều chi tiết trang trí công phu, kết hợp của các cuộn của thức ionic với lá cây gai của vùng địa trung hải sử dụng cho các công trình lâu đài – dinh thự đẹp.

Tỷ Lệ là một điểm khá quan trọng với các thức cột. Ví dụ chiều cao và đường kính của cột luôn giữ một tỉ lệ nào đó để cột trông không quá mảnh mai cũng như không quá thô kệch. Chiều cao của thức cột Doric Hy Lạp luôn luôn bằng từ bốn đến sáu lần đường kính phía dưới của thân cột (điểm lớn nhất của đường kính thân cột). Tương tự cũng có những quy định về tỉ lệ của độ cao của đầu cột so với thân cột và đường kính của cột. Tỉ lệ này là sự vay mượn của tỉ lệ về vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp nam tính, mạnh mẽ không trang trí cho thức Doric Hy Lạp,  Thức Ionic là vẻ đẹp quyến rũ của người đàn bà và Corinthian là vẻ đẹp của sự mảnh mai của người con gái.

Về quy mô công trình lâu đài – dinh thự: Các công trình biệt thự kiểu lâu đài, dinh thự cổ điển Châu âu luôn có sự khác biệt về quy mô đối với các công trình nhà ở thông thường. Diện tích của ngôi nhà thường rất lớn, hoặc cũng sẽ được xây dựng trên khuôn viên diện tích cực lớn. Bởi nhờ quy mô rộng, diện tích lớn, quy hoạch rộng rãi từ ngoài vào trong mà mức độ hoành tráng của từng công trình được thể hiện rõ ràng, kể cả những mái vòm lâu đài cũng trở nên uy nghi, sáng lạn và bề thế hơn nhờ sự rộng rãi, bề thế như vậy.

Những lưu ý khi thiết kế và thi công trọn gói lâu đài – dinh thự

Thiết kế – thi công lâu đài:

Khi thiết kế hay thi công các mẫu biệt thự theo lối kiến trúc hoài cổ thì những chi tiết, đường nét trang trí hay phào chỉ hoa văn được chú trọng hơn cả. Bởi chính những yếu tố này sẽ tạo nên sự sang trọng, cầu kỳ và tinh tế của phong cách cổ điển. Thông thường, các chi tiết trang trí, khối kiến trúc đều mang tính đối xứng. Phào chỉ, hoa văn cho không gian ngoại thất vô cùng tinh tế, lộng lẫy càng làm tăng thêm vẻ đẹp của tổng thể căn biệt thự – lâu đài.

Phụ thuộc vào quá trình thi công biệt thự – lâu đài trên nền đất hay khoảng không như thế nào mà người thiết kế sẽ lên phương án độ dày tường sao cho phù hợp nhất. Lựa chọn các mẫu cửa vòng cung cũng là một điểm nổi bật thường được ưa chuộng sử dụng khi thiết kế biệt thự cổ điển. Hệ thống cửa vòm cung không chỉ tôn lên vẻ sang trọng cho căn biệt thự. Mặt khác, nó còn tăng khả năng chiếu sáng và sự thông thoáng, gần gũi giữa các không gian nội – ngoại thất với nhau.

Biệt thự lâu đài được trang trí bởi các loại đèn chùm và đèn cổ điển không chỉ mang mang đến vẻ đẹp lộng lẫy, sang trọng mà còn hạn chế sử dụng các loại đèn âm trần mang đến vẻ đẹp tinh tế nhưng cũng không quá đơn giản hay không mang đến sự sang trọng cầu kì cho ngôi nhà. Ngày nay trong thi công nội thất, người ta thường dùng đèn âm trần, âm tường thay thế cho các loại đèn tuýp cho nên làm thiếu hụt sự thẩm mỹ cho ngôi nhà, không thể đáp ứng được cho công trình biệt thự lâu đài.

Thông thường, xu hướng thiết kế biệt thự – lâu đài cổ điển xưa và nay đều ưu tiên sử dụng lan can hay ban công cửa hình vòm cung với chất liệu chủ yếu là sắt nghệ thuật hay gốm sứ trang trí đẹp mắt. Những hoa văn trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ đến từng chi tiết là hiện thân rõ nét nhất của lối kiến trúc cổ điển đầy hoa lệ. Đây cũng là cách giúp gia chủ thể hiện được đẳng cấp, địa vị cũng như cái “tôi” riêng biệt của mình.

Thiết kế, thi công dinh thự

Về vị trí, dinh thự thường được xây dựng tại những nơi an toàn, dễ phòng thủ như sườn đồi rộng, ngoại ô thông thoáng hay những nơi có hồ nước tự nhiên tạo nên khung cảnh lãng mạn, hữu tình.

Các thiết kế dinh thự đảm bảo không gian sinh hoạt cơ bản gồm:

  • Phòng tiệc trong nhà, ngoài trời
  • Phòng sinh hoạt gia đình
  • Phòng khách riêng biệt bàn công việc
  • Hầm rượu, kho
  • Phòng làm việc, thư viện
  • Phòng ở cho giai nhân, quản gia

Đa phần kiến trúc dinh thự cổ thường được thiết kế theo trường phái kiến trúc cổ điển và bị ảnh hưởng bởi kiến trúc Gothic với phong cách trang trí tinh tế, có mái nhọn, cột, ống khói. Bên cạnh đó, không gian còn trở nên bề thế nhờ vườn, hệ thống cây xanh được thiết kế cầu kỳ, tỉ mỉ.

Ngày nay, với cuộc sống hiện đại, không gian dinh thự đã được điều chỉnh tinh tế hơn, phù hợp với nhu cầu, sở thích của từng gia chủ. Các tiện ích hiện đại như sân tennis, sân bóng rổ, bể bơi, phòng chiếu phim,… cũng được trang bị. Bên cạnh đó, các trang thiết bị hiện đại như camera, hệ thống quản lý thông minh, đồ dùng hiện đại cũng là những trang bị không thể thiếu.

Một số mẫu thiết kế lâu đài – dinh thự đẹp nhất hiện nay